Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Phương tiện vận chuyển của người chăm

Không có nhận xét nào :

Người Chăm là một trong 54 dân tộc anh em đã sinh sống trên đất nước ta từ rất lâu. Đời sống và phong tục tập quán của người Chăm khá đặc sắc, phong phú nên luôn có sức hút lớn với nhiều nhà nghiên cứu và khách du lịch. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bạn có thêm những thông tin đầy bổ ích về Phương tiện vận chuyển của người Chăm.

Tìm hiểu về dân tộc Chăm

Người Chăm (hay còn gọi là người Chàm, Chiêm Thành) là nhóm người thuộc chủng tộc Autronesia hay Nam Đảo. Người Chăm có địa bàn sinh sống khá rộng và hiện cư ngụ ở nhiều vùng khác nhau tại các nước Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Hoa Kỳ. Ở nước ta, người Chăm sống rải rác ở các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ như  Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Tây Ninh, TP.HCM… nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là ở hai tỉnh là Bình Thuận và Ninh Thuận. Theo số liệu thống kê được, tính đến năm 2008, số lượng người Chăm là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ chung, người Chăm cũng có ngôn ngữ riêng của mình đó là tiếng Chăm, thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Autronesian).

Người Chăm có nền văn hóa khá phát triển và đã từng là một quốc gia có độc lập riêng trong lịch sử. Người Chăm sinh sống chủ yếu bằng các ngành nghề truyền thống như: làm gốm, dệt, điêu khắc, đóng thuyền, đánh cá… Điểm riêng biệt của người Chăm đó là sống theo chế độ mẫu hệ, con trai sẽ theo họ mẹ, con gái sẽ được thừa kế tài sản của gia đình và con trai phải ở rể phía vợ.

Phương tiện vận chuyển của người Chăm

Mặc dù sinh sống ở khu vực riêng và có đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng riêng tuy nhiên phương tiện vận chuyển của người Chăm vẫn có nhiều nét tương đồng với người Việt. Vì lịch sử sống ở nhiều vũng, vịnh, khu vực gần biển, do đó trước đây phương tiện di chuyển chủ yếu của người Chăm là tàu, thuyền. Đây cũng là một trong những lý do người Chăm thường rất giỏi trong việc đóng tàu và đi biển. Trước đây, thuyền của người Chăm thường là loại ghe bầu, cách gọi này chính là sự biến cấm tiếng Mã Lai Prahu (chiếc thuyền nhỏ). Loại ghe bầu đi biển này được chế tác có hai đầu nhọn, lái và mũi đều cong cao gắn với buồm hình tứ giác lệch, hoặc hình tam giác. Loại thuyền này giống với kiểu thuyền của những người Mã  Lai – Đa Đảo. Việc có cuộc sống gắn liền với sóng gió nên người Chăm cũng hình thành nhiều phong tục tập quán và phong tục như:  thờ cá Ông (cá voi), kỵ lật ngược cá khi ăn, kỵ phụ nữ lạ bước lên thuyền…


Ngoài ghe bầu, người Chăm còn nhiều loại ghe khác và thường được dùng với nhiều mục đích khác nhau như  ghe lồng dọc theo bờ biển vận chuyển hàng hóa, ghe chài dùng vận chuyển lúa gạo, nông sản...

Bên cạnh đó, người Chăm cũng không ngừng học hỏi và sáng tạo ra nhiều loại ghe khác nhau để tăng thêm tính tiện dụng cho phương tiện đi lại chính của mình. Về sau các loại ghe thường có buồng lái cao, buồng lái cao, có buồm hình tam giác và hai bên mũi thuyền có vẻ đủ bộ phận như mặt người. 

Ngày nay, với sự phát triển nhanh của xã hội văn minh, người Chăm cũng đã có những bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, phương tiện vận chuyển của người Chăm cũng trở nên đa dạng hơn với nhiều loại khác như xe máy, ô tô, xe tải, tàu lớn… Tùy vào mỗi mục đích khác nhau mà sẽ có phương tiện phù hợp nhất.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về Phương tiện vận chuyển của người Chăm và có thêm những thông tin bổ ích cho mình.

Định mức vận chuyển bằng phương tiện thô sơ

Không có nhận xét nào :

Phương tiện thô sơ là những phương tiện vận chuyển người và hàng hóa khá quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Định mức vận chuyển bằng phương tiện thô sơ và vẫn còn khá xa lạ với khái niệm này. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé!

Phương tiện thô sơ là gì?

Phương tiện thô sơ là một bộ phận nhỏ trong các phương tiện giao thông đường bộ. Đây là cách gọi riêng để phân biệt với các loại phương tiện cơ giới. Phương tiện thô sơ là cách gọi chung dùng để chỉ các loại phương tiện không di chuyển bằng sức động cơ của máy như: xe xích lô, xe đạp (kể cả xe đạp máy ), xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật, và các loại xe tương tự.
Thông thường các loại phương tiện thô sơ chỉ hoạt động chủ yếu trong nội tỉnh, nội thành và không thể di chuyển đi xa, sang nhiều khu vực khác nhau. Theo thông tư số Số: 03/2002/TT-BGTVT của Bộ giao thông vận tải để được sử dụng và lưu thông trên đường các phương tiện thô sơ vẫn phải đảm bảo có đúng , kiểu mẫu, vật liệu, kích thước, quy cách cấu tạo theo thiết kế như:
- Có bộ phận hãm (phanh) còn hoạt động tốt
- Có bộ phận điều kiển chính xác, đảm bảo đủ độ bền, an toàn cho người lái
- Đăng ký và cấp biển số theo quy định tại Điều 51 của Luật giao thông đường bộ đối với một số phương tiện đặc biệt.

Định mức vận chuyển bằng phương tiện thô sơ

Nếu như trước đây, các phương tiện thô sơ có số lượng khá nhiều và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, khá nhiều phương tiện mới tốt hơn, hiện đại hơn đã dần ra đời và thay thế vị trí của các loại phương tiện thô sơ. Lượng phương tiện thô sơ ở các thành phố lớn đang giảm đi nhanh chóng và chỉ còn tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn. Đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn… nơi đường sá vẫn còn khó đi, chưa được nâng cấp thì csc phương tiện thô sơ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu với người dân nơi đây.


Định mức vận chuyển bằng phương tiện thô sơ thường được tính chủ yếu dựa vào nhóm vật liệu vận chuyển. Mỗi nhóm sẽ có các đặc trưng và loại hàng riêng.
Nhóm 1 thường là với các vật liệu rời như cát loại vôi, cát, xi măng, gạch, đá…
Nhóm 2 thường là với các loại hàng hóa nguyên khối, cồng kềnh, không thể tháo dỡ, tách rời và khó vận chuyển.
Tùy vào địa bàn, điều kiện di chuyển như đường bộ bằng phẳng, đường núi, đường dốc đèo mà mức cước phí chi trả cho phương tiện thô sơ sẽ khác nhau. 
Các cách tính trên thường là thỏa thuận giữa nhà nước với chủ phương tiện thô sơ khi Thực hiện việc chuyển tiếp các loại nguyên vật liệu xây dựng  Các công trình, hạng mục công trình, gói thầu  có sự đầu tư của nhà nước đã được cấp văn bản, chỉ thị từ trung ương.
Khi nhà nước thay đổi về chế độ chính sách tiền lương; việc điều chỉnh cước vận chuyển thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của cấp có thẩm quyền.
Với các cá nhân thuê phương tiện thô sơ thì sẽ có cách tính định mức khác. Nhưng trước khi vận chuyển hàng, chủ hàng nên đưa ra những dự toán về khối lượng hàng, số tiền phải trả trước để lựa chọn phương tiện phù hợp.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thêm những kiến thức hay về Định mức vận chuyển bằng phương tiện thô sơ và không còn thắc mắc nữa. 

Các phương tiện vận chuyển vữa bê tông

Không có nhận xét nào :

Vữa bê tông là vật liệu chính thường dùng trong  quá trình thi công các công trình xây dựng như xây nhà, xây cầu, xây các công trình công cộng và nhiều công trình khác. Không phải như các loại nguyên liệu khác, vữa bê tông cần phải được di chuyển bằng những phương tiện riêng và chuyên dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Các phương tiện vận chuyển vữa bê tông thường được dùng hiện nay.

Vữa bê tông là gì ?

Vữa bê tông là nguyên liệu có độ bền cao, khó phá hủy và chịu được lực tác động lớn. Nhờ có tính vĩnh cửu, thỏa mãn được tính đa dạng về kiến trúc nên vữa bê tông thường được dùng trong việc xây dựng các công trình kiến trúc khác nhau.

Vữa bê tông được trộn từ hỗn hợp xi măng, cát, sỏi, đá dăm và nước theo tỉ lệ nhất định. Người công nhân có thể sử dụng các dụng cụ thô sơ như xẻng để trộn vữa hoặc dùng máy trộn vữa cơ khí đều được. Vữa bê tông có có tính dẻo và độ sụt cao, sau khi đúc sẽ hình thành các cấu kiện và hình dáng khác nhau.

Bê tông có thể kết hợp với các loại sắt thép đê trở thành loại vật liệu xây dựng có thể uốn, có cường độ kéo cao và có thể sử dụng rộng rãi, phổ biến trên khắp thế giới.

Trong quá trình xây dựng, vữa bê tông cần phải được di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Tùy theo khoảng cách và loại bê tông mà chủ đầu tư và đơn vị thi công phải lựa chọn được phương tiện vận chuyển phù hợp. Thông thường sẽ có những cách vận chuyển vữa bê tông sau đây:

Vận chuyển vữa bê tông bằng phương tiện thô sơ

Cách này chỉ dùng để di chuyển vữa bê tông trong cự ly khoảng 50m và với số lượng ít vì phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Để chuyển bằng cách này các phương tiện và vận dụng phải chuẩn bị đó là: xe cải tiến, xe cút kít, xe cải tiến, xe quang gánh, các loại xô thúng…

Khi muốn chuyển bê tông bằng các loại phương tiện này cần phải được làm phẳng để tránh quá trình xóc, rung chuyển vữa ra ngoài. Nên bố trí các địa điểm trộn vữa thật khoa học, sao cho cự ly vận chuyển không được quá 50m.

Để đảm bảo chất lượng vữa, giúp vữa không bị khô, giảm chất lượng cần phải có biện pháp chống mất nước và chống phân tầng cho bê tông ( việc này sẽ giúp các loại cốt liệu to không bị chìm xuống trong quá trình vận chuyển).


Mặc dù cách vận chuyển này chỉ dùng các phương tiện đơn giản, không cần phải mất thời gian chuẩn bị nhiều, dễ tổ chức chặt chẽ tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi một số khuyết điểm như mất nhiều sức lao động, chỉ có thể dùng trong phạm vi công trường nhỏ.

Vận chuyển vữa bê tông bằng các loại phương tiện cơ giới

Vận chuyển bằng ô tô: Nếu muốn vận chuyển vữa bê tông đi trong quãng đường xa, khối lượng lớn thì xe ô tô chính là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Cách này thường phải kết hợp với các phương thức khác để đưa bê tông vào đổ khung, cột. Cách này sẽ giúp đảm bảo chất lượng bê tông và giảm số lượng bốc dỡ, giảm chi phí thuê nhân công.

Vận chuyển bằng đường ray: bê tông sẽ được vận chuyển trong các thùng chứa trên một đường ray (hoạt động như cơ chế tàu hỏa). Phương pháp này thường có năng suất cao nhưng chi phí lại khá thấp. Cách này có thể dùng nếu muốn chuyển lượng bê tông lớn và có điều kiện địa hình phù hợp.
Vận chuyển vữa bê tông bằng băng chuyền: Thường dùng trong các trường hợp chuyển vữa bê tông lên cao hoặc đi xa khoảng từ 200 – 400m. Khi thực hiện cách này cần đảm bảo độ căng của băng và khống chế được tốc độ quay của băng chuyền.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về  Các phương tiện vận chuyển vữa bê tông và có thêm những kiến thức hay cho mình.

Phương tiện vận chuyển của người mường

Không có nhận xét nào :

Người Mường là một thành viên trong 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước ta. Nền văn hóa, phong tục tập quán và hoạt động sản xuất của người Mường khá phong phú do đó luôn thu hút sự quan tâm của khách du lịch và nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Phương tiện vận chuyển của người Mường và có thêm những kiến thức đầy bổ ích cho mình.

Tìm hiểu về dân tộc Mường

Người Mường là một trong số các dân tộc xuất hiện ở nước ta từ rất sớm và có mối quan hệ thân thiết gần gũi với người Kinh. Người Mường sinh sống rải rác ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta như các tỉnh miền núi phía Bắc, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phú Thọ và nhiều tỉnh thành khác ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Người Mường có ngôn ngữ riêng của mình, đó là tiếng Mường và chủ yếu sống định canh định cư ở các khu vực núi cao có nhiều đất sản xuất, có đường giao thông, giúp việc làm ăn dễ phát triển. Ngoài việc trồng trọt những loại cây lương thực chính như lúa, ngô, khai thác các loại lâm sản như mật ong, gỗ, tre, nứa, sa nhân, mộc nhĩ, kiến cánh, người Mường còn giỏi khá nhiều nghề thủ công khác như: quay tơ, dệt vải, đan lát…

Những lễ hội của người Mường có chứa những nét đặc trưng văn hóa riêng và thường được diễn ra vào nhiều khoảng thời gian khác nhau trong năm như: hội cầu mưa, lễ cúng cơm mới, lễ sắc bùa…
Không sống trong những căn nhà như người Kinh, người Mường chọn kiểu nhà sàn  truyền thống và sống tập trung thành các làng, bản đông đúc. Theo quan niệm của dân tộc Mường, việc chọn đúng hướng nhà sẽ giúp gia đình ấy có cuộc sống ấm no, sung túc hơn.

Phương tiện vận chuyển của người Mường

Mặc dù sinh sống ở khu vực riêng biệt và có các hoạt động sản xuất khác nhau, tuy nhiên các loại phương tiện vận chuyển của người Mường vẫn có nhiều nét tương đồng về cách thức chế tác và chức năng với nhiều dân tộc khác, đặc biệt là những dân tộc có cuộc sống ở các địa điểm tương tự. Chẳng hạn tàu, thuyền dùng để di chuyển trên sông, suối; các loại gùi, bung, dậu… khi di chuyển trên bộ, các loại xe ngựa, xe bò… để chở hàng, kéo gỗ.


Cách đây khoảng vài chục năm trước, các tỉnh vùng núi phía Bắc, địa bàn sinh sống chủ yếu của người Mường còn khá hẻo lánh, các con đường thường hiểm trở, ngoằn ngoèo, trừ một số con đường lớn phục vụ việc đi lại, khai thác khoáng sản được mở bởi người Pháp. Thông thường, người dân chỉ đi lại bằng các con đường rừng đầy dốc, sỏi, do đó trong những năm đó, người Mường chỉ đi bộ là chính. Để chuyển hàng hóa, những người phụ nữ Mường thường sử dụng các loại gùi chắc chắn được đan bằng tay từ tre hoặc nứa. Đôi dậu (một thanh tre có mấu 2 đầu) thường gọi là đòn xóc (gần với đòn gánh của người Kinh) thường được dùng để gánh lúa sau mùa gặt. Cũng có khi người Mường dùng 4 góc nẹp thành thẳng đứng, có dây đeo qua trán hoặc qua vai để chuyên chở hàng hóa.

Để dẫn nước từ suối, khe về buôn làng phục vụ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, người Mường thường dùng các ống tre, nứa, rỗng ruột  dài hơn 1 mét  để đựng nước và vác trên vai đem về để ở vách nhà để dùng dần.

Ngựa được xem là phương tiện chở hàng chủ yếu, nhưng chỉ có ở những gia đình giàu có, có thế lực. Ở những nơi có đường mòn, dễ di chuyển hơn thì người dân thường dùng trâu, bò để làm phương tiện kéo và chuyển hàng hóa. 

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết thêm được về Phương tiện vận chuyển của người Mường và không còn thắc mắc nữa.

Phương tiện vận tải và phụ tùng

Không có nhận xét nào :

Ngày nay, với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ và nền kinh tế, các phương tiện vận chuyển và phụ tùng đã ra đời ngày càng nhiều hơn, đồng thời được nâng cấp hơn để góp phần vào việc chuyên chở và di chuyển hàng hóa. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Tầm quan trọng của phương tiện vận chuyển 

Nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa là việc không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người.  Hàng hóa sau khi sản xuất cần phải được lưu thông từ nơi này sang nơi khác để đảm bảo cung cấp cho các siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua bán... Vận chuyển hàng hóa cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của từng quốc gia, nếu coi toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể sống thì hệ thống giao thông sẽ là các là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.

Các phương tiện vận chuyển thường có nhiều loại khác nhau, được chia làm phương tiện vận chuyển thô sơ và phương tiện vận chuyển cơ giới. 

Phương tiện vận chuyển thô sơ là các loại phương tiện di chuyển mà không cần động cơ như: xe đạp, xe xích lô, xe ngựa, xe bò và nhiều loại xe khác.  Ngày nay, các phương tiện vận chuyển thô sơ thường không được dùng nhiều vì khá tốn sức, tốn thời gian và không chuyên chở được số lượng hàng hóa lớn.

Phương tiện vận chuyển cơ giới thường gồm: xe máy, xe ô tô,  xe tải, máy bay, tàu thuyền, tàu hỏa... Ưu điểm của các loại này là có thể vận chuyển hàng với số lượng lớn, thời gian nhanh và có thể chuyển hàng quốc tế.

Ngày nay, các loại phương tiện vận chuyển đã dần thay đổi theo thời gian với tốc độ nhanh chóng và mức cước phí rẻ hơn nhiều so với trước đây. Tùy theo nhu cầu loại hàng hóa, tuyến đường mà sẽ có các loại phương tiện vận phù hợp nhất để các cá nhân, doanh nghiệp có thể lựa chọn.

Phương tiện vận chuyển và phụ tùng

Phương tiện vận chuyển sau một thời gian di chuyển và hoạt động sẽ rất dễ bị hư hỏng, xuống cấp và cần sửa chữa. Nếu có bất kì sự hư hỏng ở một bộ phận nào chủ phương tiện cần đem ngay đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành để thay thế các phụ tùng mới. 



Phụ tùng chính là các bộ phận nhỏ trong các loại phương tiện vận chuyển, giúp đảm bảo cho sự hoạt động và di chuyển của phương tiện. Chẳng hạn với ô tô thì sẽ có các loại phụ tùng như: Các bạc đạn bánh xe, mô đun bánh xe, trục cò mổ, thanh đẩy cam. Phụ tùng thường có loại tốt và dởm khác nhau tùy theo hãng sản xuất và giá tiền. 

Với một số phương tiện như ô tô, xe tải... tài xế thường chuẩn bị sẵn các loại phụ tùng thay thế cần thiết trên mọi hành trình của mình để đề phòng nếu có bất kì sự cố nào xảy ra. Thông thường, mỗi loại thiết bị phụ tùng chỉ nên có thời gian dự trữ trên 12 tháng.  Mỗi loại phương tiện vận chuyển khác nhau sẽ có những loại phụ tùng riêng .

Trước khi đi hoặc trong một vài tháng nhất định, chủ phương tiện phải đem xe đến các trung tâm để kiểm tra lại các bộ phận như bánh, phanh, dây đai... để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông. Không được tự ý các loại phụ tùng để nâng cấp phương tiện. Nếu thấy cần thiết phải cải tiến thì phải làm đúng các nguyên tắc đã được quy định.

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về Phương tiện vận chuyển và phụ tùng và có thêm những kinh nghiệm hay để bảo trì và bảo dưỡng các phương tiện di chuyển riêng.

Phương tiện vận tải an toàn nhất

Không có nhận xét nào :

Ngày nay, với sự phát triển nhanh của nền khoa học kĩ thuật, các loại phương tiện vận tải đã dần ra đời ngày càng nhiều và được cải tiến để trở nên hiện đại và nhiều tính năng hơn so với trước đây. Tuy nhiên, khá nhiều hành khách vẫn vô cùng băn khoăn và không biết đâu mới là Phương tiện vận tải an toàn nhất? Bài viết dưới đây sẽ mang đến các đáp án rõ ràng nhất dành cho bạn.

Phương tiện vận tải an toàn nhất là phương tiện nào?

Nhu cầu di chuyển và vận chuyển hàng hóa của con người ngày càng tăng cao, chính là lý do khiến các loại phương tiện vận tải ngày càng trở nên phổ biến và hiện đại hơn. Tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có hàng trăm, hàng triệu các vụ tai nạn xảy ra trên toàn thế giới gây tổn thất nhiều về người và của cho các quốc gia. Theo các chuyên gia và những con số thống kê được, phương tiện vận tải an toàn nhất  tính đến thời điểm này đó chính là máy bay. 

Với những ưu điểm như có thể di chuyển nhanh từ nước này sang nước khác, từ châu lục này sang châu lục khác, số giờ bay ngắn, tiết kiệm thời gian.. lượng hành khách chọn máy bay làm phương tiện đi lại và chuyển hàng đang ngày càng tăng cao, nhất là trong những năm trở lại đây. Mỗi ngày có đến 8,3 triệu lượt khách trên khắp toàn cầu sử dụng máy bay làm phương tiện đi lại, gần bằng tổng dân số của thành phố New York Mỹ nhưng đa phần đều an toàn và không gặp phải bất cứ thương vong nào khác. Do đó, dù mức cước phí cao, cao nhất so với việc di chuyển bằng các phương tiện còn lại nhưng lượng hành khách chọn máy bay vẫn ngày càng tăng cao.



Dữ liệu của trang Plane Crash Info  cho thấy kể từ thập niên 1970, và giai đoạn thập niên 2010, số lượng máy bay gặp tai nạn đã giảm đi đáng kể và là thời kỳ an toàn nhất của ngành vận tải hàng không. Các thảm kịch MH370 và MH17 chỉ là những sự cố ngoài ý muốn và do những nguyên nhân khách quan, tuy nhiên ngành hàng không thế giới cũng đang tìm cách khắc phục để những sự việc trên không thể lặp lại.

Tại sao máy bay lại là phương tiện vận tải an toàn nhất?

Sở dĩ máy bay được xem là phương tiện vận tải an toàn nhất bởi nhờ những yếu tố chính sau đây:

- Các nhà sản xuất máy bay luôn đầu tư về mức độ an toàn cho loại phương tiện này trước khi đưa vào phục vụ hành khách như trang bị hệ thống radar, hệ thống đèn dẫn trên các đường băng và thiết bị phát tín hiệu cảnh báo...

- Các buồng lái của máy bay được trang bị sẵn các hệ thống cảnh báo tự động để có thể giúp phi công biết được tình trạng hạ thấp bất thường của máy bay, phát hiện những cơn gió đột ngột, nguy cơ đối đầu với các ngọn núi hay các vật thể lạ khác...

- Các phi công và tiếp viên hàng không luôn được đào tạo kĩ về nghiệp vụ và kĩ năng để có thể sự lý mọi tình huống 

- Luôn có những lực lượng cứu hộ và chữa cháy có được những tiêu chuẩn về kỹ năng thao tác tốt nhất túc trực tại các sân bay để đảm bảo xử lý mọi sự cố, Những đường băng cất/hạ cánh mới phải được trang bị đầy đủ tất cả các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết.

- Ngoài ra, cách phục vụ, các loại ghế trên máy bay cũng luôn mang đến sự thoải mái cho hành khách, đặc biệt trong các chuyến bay dài ngày. 

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được Phương tiện vận tải an toàn nhất để có được những lựa chọn tốt nhất cho mình. Chúc bạn luôn có những hàng trình an toàn và nhanh chóng.

Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại

Không có nhận xét nào :

Mỗi ngày có hàng trăm tấn chất thải từ các khu công nghiệp, các khu dân cư thải ra ngoài. Chính vì vậy cần có những Phương tiện chuyên dụng để vận chuyển chúng sang những khu xử lý, tiêu hủy nhằm đảm bảo sự xanh sạch cho môi trường sống. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về các loại 

Vì sao phải vận chuyển rác thải đi tiêu hủy?

Hiện nay, sự phát triển nhanh của xã hội hiện đại, đời sống con người ngày càng tân tiến, các khu nhà máy, khu chế xuất mọc lên ngày càng nhiều đã dẫn đến lượng chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp ngày càng tăng cao hơn. Các loại rác thải không hoàn toàn giống nhau và thường được chia thành nhiều loại khác nhau như: 

Rác thải công nghiệp: Đây là loại chất thải bắt nguồn từ các nhà máy, khu công nghiệp, khá độc hại, dễ gây nguy hiểm đến môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách.
Rác thải sinh hoạt: Đây là các loại chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt hằng ngày của con người. Đây là loại rác có số lượng nhiều và đáng kể nhất hiện nay. 

Chất thải sinh hoạt: thường được thải ra từ các công trường, các khu vực xây dựng, chủ yếu là các loại xà bần như đá, gạch vụn, sỏi...

Chất thải y tế: được thải ra từ các cơ sở y tế và ở nhiều thể khác nhau như rắn, lỏng, khí. Chất thải y tế thường là loại chất thải độc hại nhất cho sức khỏe con người. Do đó, chất thải y tế cần được tiêu hủy nhanh chóng ngay sau khi bị vứt ra.

Chất thải văn phòng: Đây là loại chất thải ít gặp nhất, bị các văn phòng công ty thải ra vì không sử dụng được nữa.

Sau khi được thu gom và tập trung lại một chỗ, các loại rác thải cần phải được đưa đi xử lý hoặc tái chế lại. Đây là công việc cần thiết giúp đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ảnh hưởng đến đời sống của con người, đồng thời giúp tiết kiệm nguồn nguyên liệu ở mức tối đa.

Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại

Sau khi các khách hàng (chủ nguồn thải) có nhu cầu vận chuyển các loại chất thải đã được thu gom, sẽ có các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại đến địa điểm yêu cầu để nhận chất thải. Các loại chất thải thường sẽ được phân chia thành các loại khác nhau tùy theo thành phần, tính chất, đặc tính để có thể thực hiện tình trạng đói gói và chọn phương tiện vận chuyển phù hợp.

Sau khi bên vận chuyển xác định chất thải đã được phân loại, bên Chủ nguồn thải lập Chứng từ CTNH theo mẫu quy định của Bộ TN&M để nêu rõ số lượng chất thải và bốc dỡ. 



Các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải được kiểm tra và cấp phép đầy đủ mới được đưa vào lưu thông và hoạt động để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng rơi vãi, rò rỉ chất thải trong quá trình di chuyển.

- Với các loại chất thải là hóa chất, dung môi, dầu nhớt phải được đựng trong thùng nhựa, thùng sắt để không rò rỉ ra ngoài

- Với các loại chất thải rắn (các loại bo mạch, rìa bo), các chất thải dạng bột... phải được chứa trong thùng chứa, bao vải, bao PE trước khi đưa lên phương tiện vận chuyển.

Trong quá trình bốc dở chất thải lên xe, phải có nhận viên theo sát bên cạnh để đảm bảo việc sắp xếp chuyển chất thải lên phương tiện an toàn trước khi cho xe vận chuyển theo lộ trình đã định.

Các phương tiện vận chuyển phải được bảo dưỡng và bảo trì thường xuyên, đồng thời phải được trang bị đảm bảo các thiết bị, đồ bảo hộ... để đảm bảo vận chuyển an toàn.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và không còn băn khoăn nữa.