Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Phương tiện vận chuyển của người chăm

Không có nhận xét nào :

Người Chăm là một trong 54 dân tộc anh em đã sinh sống trên đất nước ta từ rất lâu. Đời sống và phong tục tập quán của người Chăm khá đặc sắc, phong phú nên luôn có sức hút lớn với nhiều nhà nghiên cứu và khách du lịch. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bạn có thêm những thông tin đầy bổ ích về Phương tiện vận chuyển của người Chăm.

Tìm hiểu về dân tộc Chăm

Người Chăm (hay còn gọi là người Chàm, Chiêm Thành) là nhóm người thuộc chủng tộc Autronesia hay Nam Đảo. Người Chăm có địa bàn sinh sống khá rộng và hiện cư ngụ ở nhiều vùng khác nhau tại các nước Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Hoa Kỳ. Ở nước ta, người Chăm sống rải rác ở các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ như  Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Tây Ninh, TP.HCM… nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là ở hai tỉnh là Bình Thuận và Ninh Thuận. Theo số liệu thống kê được, tính đến năm 2008, số lượng người Chăm là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ chung, người Chăm cũng có ngôn ngữ riêng của mình đó là tiếng Chăm, thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo (Autronesian).

Người Chăm có nền văn hóa khá phát triển và đã từng là một quốc gia có độc lập riêng trong lịch sử. Người Chăm sinh sống chủ yếu bằng các ngành nghề truyền thống như: làm gốm, dệt, điêu khắc, đóng thuyền, đánh cá… Điểm riêng biệt của người Chăm đó là sống theo chế độ mẫu hệ, con trai sẽ theo họ mẹ, con gái sẽ được thừa kế tài sản của gia đình và con trai phải ở rể phía vợ.

Phương tiện vận chuyển của người Chăm

Mặc dù sinh sống ở khu vực riêng và có đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng riêng tuy nhiên phương tiện vận chuyển của người Chăm vẫn có nhiều nét tương đồng với người Việt. Vì lịch sử sống ở nhiều vũng, vịnh, khu vực gần biển, do đó trước đây phương tiện di chuyển chủ yếu của người Chăm là tàu, thuyền. Đây cũng là một trong những lý do người Chăm thường rất giỏi trong việc đóng tàu và đi biển. Trước đây, thuyền của người Chăm thường là loại ghe bầu, cách gọi này chính là sự biến cấm tiếng Mã Lai Prahu (chiếc thuyền nhỏ). Loại ghe bầu đi biển này được chế tác có hai đầu nhọn, lái và mũi đều cong cao gắn với buồm hình tứ giác lệch, hoặc hình tam giác. Loại thuyền này giống với kiểu thuyền của những người Mã  Lai – Đa Đảo. Việc có cuộc sống gắn liền với sóng gió nên người Chăm cũng hình thành nhiều phong tục tập quán và phong tục như:  thờ cá Ông (cá voi), kỵ lật ngược cá khi ăn, kỵ phụ nữ lạ bước lên thuyền…


Ngoài ghe bầu, người Chăm còn nhiều loại ghe khác và thường được dùng với nhiều mục đích khác nhau như  ghe lồng dọc theo bờ biển vận chuyển hàng hóa, ghe chài dùng vận chuyển lúa gạo, nông sản...

Bên cạnh đó, người Chăm cũng không ngừng học hỏi và sáng tạo ra nhiều loại ghe khác nhau để tăng thêm tính tiện dụng cho phương tiện đi lại chính của mình. Về sau các loại ghe thường có buồng lái cao, buồng lái cao, có buồm hình tam giác và hai bên mũi thuyền có vẻ đủ bộ phận như mặt người. 

Ngày nay, với sự phát triển nhanh của xã hội văn minh, người Chăm cũng đã có những bước phát triển vượt bậc. Hiện nay, phương tiện vận chuyển của người Chăm cũng trở nên đa dạng hơn với nhiều loại khác như xe máy, ô tô, xe tải, tàu lớn… Tùy vào mỗi mục đích khác nhau mà sẽ có phương tiện phù hợp nhất.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về Phương tiện vận chuyển của người Chăm và có thêm những thông tin bổ ích cho mình.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét