Phương Tiện Vận Chuyển

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Phương tiện vận chuyển xuất khẩu

Không có nhận xét nào :
Ngày nay, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và sự giao lưu thương mại ngày càng khắng khít giữa nước ta với nhiều quốc gia khác, các phương tiện vận chuyển xuất khẩu đã dần đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp hàng hóa được lưu thông, chúng còn đảm bảo cho nền kinh tế của cả nước thêm bền vững.



Thông thường việc vận chuyển hàng hóa sẽ được phân loại thế nào?

Dựa vào đặc điểm của con đường và phương tiện vận tải, nhà nước ta đã chia ra các loại hình vận chuyển sau đây:

-       Đường bộ (xe tải, container) : chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi trung bình
-       Đường hàng không (máy bay): Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi cao;
-         Đường thuỷ: Chi phí cố định trung bình, chi phí biến đổi thấp;
-       Đường sắt: Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp (thường chỉ để vận chuyển hàng hóa trong nước)

Những đặc điểm dịch vụ và chi phí của các loại phương tiện vận tải

Hiện nay, theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết của nhà nước có 3 loại hình vận chuyển chính đó là:
Vận chuyển hợp đồng: Chủ hàng sẽ thuê một bên cung cấp dịch vụ vận tải (người vận chuyển hợp đồng) phù hợp nhất với mình. Giữa hai bên sẽ có những thỏa thuận và cam kết rõ ràng  về dịch vụ, chi phí thông qua một bản hợp đồng mà không bị nhà nước chi phối. Nhưng tùy vào từng thời kỳ mà đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải sẽ bị hạn chế tuyến đường và hàng hóa  vận chuyển, chính vì vậy lượng khác hàng cũng giảm xuống và giảm khả năng cạnh tranh trực tiếp với những người vận chuyển chung(vận chuyển công cộng).


Vận chuyển chung (công cộng): vận chuyển chung là một hệ thống gồm nhiều người vận chuyển chung (common carriers).  Vận chuyển chung có ưu điểm là dịch vụ khá da dạng, dành cho mọi loại hàng hóa hoặc giới hạn chuyên môn hoá cho các loại hàng đều được. Mỗi dịch vụ sẽ có một mức giá chung (được quy định công khai) cho người dùng lựa chọn. Bên cạnh đó người vận chuyển chung được định rõ khu vực địa lý hoạt động.

Vận chuyển riêng: Đây là hình thức các doanh nghiệp (đơn vị có hàng cần chuyên chở) có sẵn phương tiện vận tải và không cần phải thuê một bên thứ ba nào khác. Thông thường hình thức này sẽ ít chịu sự điều tiết của nhà nước. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định do nhà nước ban hành như:  an toàn lao động, các quy định về các mặt hàng nguy hiểm, các điều luật xã hội khác.

Phân theo mức độ phối hợp các loại phương tiện vận tải, có 2 loại hình vận chuyển : vận chuyển một loại phương tiện và vận chuyển liên vận.



Vận chuyển theo từng phương tiện: dịch vụ vận chuyển do từng đơn vị cung cấp bằng cách sử dụng phương tiện vận tải của mình. Ưu điểm của loại hình này là có tính cạnh tranh lớn với những đơn vị khác, mang lại hiệu quả cao, tính chuyên doanh hoá cao. Tuy nhiên, nhược điểm là rất tốn thời gian do phải tiến hành giao dịch với từng người vận chuyển (vì phải thay đổi nhiều loại phương tiện vận chuyển trên từng tuyến đường). Cần phải có một hệ thống nghiệp vụ chặt chẽ để theo dõi cho từng phương tiện vận tải để nắm được lịch trình và có sự thống nhất điều phối giữa các bên.

Vận chuyển liên vận: Dịch vụ vận chuyển do một tổ chức phối hợp nhiều loại phương tiện của nhiều đơn vị vận tải để vận chuyển hàng hóa cho một doanh nghiệp. Các phương tiện vận chuyển liên vận thường là: container, đường sắt-đường thuỷ-ôtô;vận chuyển hàng không-ôtô

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được thêm những thông tin bổ ích về Phương tiện vận chuyển xuất khẩu và không còn băn khoăn nữa.

Tịch thu phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :
Tịch thu phương tiện vận chuyển là hình thức xử phạt được các cơ quan chức năng đề ra khi các phương tiện tham gia giao thông và chuyển hàng hóa vi phậm các quy định của nhà nước.  Các chủ xe, tài xế cần nắm rõ các quy định có liên quan đến việc này để không bị xử phạm khi tham gia hoạt động vận tải.

Các quy định về Tịch thu phương tiện vận chuyển

Việc tịch thu phương tiện vận chuyển được nhà nước ta quy định rõ trong Điều 10, Điều 17, Điều 25, Điều 26 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Theo đó, các phương tiện vi phạm các điều sau đây sẽ bị tịch thu:

-  Phương tiện vận chuyển hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện vận tải.
Tịch thu đối với các phương tiện vận tải đang chuyển chở các mặt hàng cấm là thuốc lá nhập lâu với số lượng tang vật là 600 bao trở lên và đã vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

-  Các phương tiện vận tải chở thuốc lá nhập lậu trong trường hợp 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện vận tải.

- Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển các loại hàng hóa được khai thác trái phép như than, gỗ hoặc các mặt hàng như gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch, nếu có số lượng nhiều cũng bị tịch thu chờ xử lý của cơ quan chức năng.


Bên cạnh đó Điều 5.D.3.37: Thủ tục tịch thu và xử lý hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu cũng có những quy định như sau: Nếu trường hợp phương tiện vi phạm là phương tiện cồng kềnh, khó di chuyển thì áp dụng biện pháp tạm giữ dưới hình thức niêm phong và giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm bảo quản, chờ quyết định của người có thẩm quyền xử phạt.

Hình thức xử phạt về sau đối với các phương tiện vận chuyển thường là:

Trường hợp có thể loại bỏ yếu tố vi phạm, phương tiện sẽ được đem bán đâu giá hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng với mục đích phi thương mại với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, ưu tiên các mục đích nhân đạo, từ thiện và phúc lợi xã hội;


- Trong trường hợp không thể loại bỏ yếu tố vi phạm hoặc phương tiện hoặc không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản này, người có thẩm quyền xử phạt tổ chức tiêu hủy công khai theo quy định tại Điều 5.C.4.9 của Phần này.


Với các phương tiện bị tịch thu quá trình xử lý sẽ được tiến hành trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày ký quyết định xử phạt.


Các tổ chức cá nhân có phương tiện vi phạm sẽ được cơ quan có thẩm quyền thông báo rõ về biện pháp xử phạt . Bên sở hữu phương tiện vận chuyển có quyền được tham gia giám sát và có trách nhiệm hỗ trợ cơ quan thẩm quyền xử lý phương tiện vi phạm bị tịch thu.


Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về việc tịch thu phương tiện vận chuyển và có những thông tin bổ ích để tránh rơi vào trường hợp đáng tiếc trên.

Phương tiện vận chuyển thực phẩm

Không có nhận xét nào :
Đối với các công ty chuyên sản xuất và phân phối thực phẩm việc lựa chọn Phương tiện vận chuyển thực phẩm phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu thêm  một số quy định về điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm do Nhà nước ta quy định

Phương tiện vận chuyển thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện gì? 

Sau quá trình làm sạch, chế biến, đóng gói, thực phẩm sẽ được đem phân phối đến những địa chỉ cần như nhà hàng, khách sạn, quán ăn, siêu thị... Trong quá trình vận chuyển, thực phẩm phải được bảo quản nghiêm ngặt và phải lựa chọn phương tiện vận chuyển đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Mỗi loại thực phẩm phải lựa chọn được phương tiện vận chuyển riêng phù hợp như ô-tô, xe 3 bánh, container... (ví dụ các loại thực phẩm tươi sống thì phải dùng xe đông lạnh). Nếu phải dùng các loại xe 3 bánh, xe ba gác thì phải vệ sinh sạch sẽ trước khi chất hàng lên. Các phương tiện vận chuyển cần được kiểm tra vệ sinh thường xuyên.

- Trong quá trình vận chuyển thực phẩm, phương tiện phải có đầy đủ mái che để tránh nắng, mưa, chống lại sự xâm nhập của bụi, đất và các loại vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.

- Để vật chuyển các loại thực phẩm mau hỏng (thường là các loại thực phẩm tươi sống như hoa quả, rau, thịt, cá...) cần có phương tiện để ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong quá trình vận chuyển.

- Trong quá trình chuyên chở và bốc dỡ thực phẩm cần có trang bị phòng hộ, không được đứng, ngồi lên thực phẩm

Các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm


- Phương tiện vận chuyển thực phẩm phải được làm từ các nguyên liệu an toàn, không có chất độc, không gây ô nhiễm môi trường hoặc bao gói thực phẩm, dễ vệ sinh sạch sẽ trước và sau quá trình vận chuyển.

- Trong quá trình vận chuyển thực phẩm, phải đảm bảo các loại thực phẩm được bảo quản đúng các điều kiện theo yêu cầu của cá nhân sản xuất hoặc cơ sở kinh doanh.

- Không vận chuyển chung các loại hàng hóa độc hại với thực phẩm vì như vậy có thể gây nhiễm chéo, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ công thương.... sẽ đưa ra các quy định về phương tiện vận chuyển thực phẩm, đường vận chuyển thực phẩm tươi sống tại các đô thị.

Các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:

- Phải đặt ở vị trí có khoảng cách an toàn với các nguồn gây độc hại, gây ô nhiễm

- Các trang thiết bị hiện đại, phải phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có tình trạng thực phẩm ô nhiễm, nhiễm độc

- Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;

- Tuân thủ đúng các quy định về sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm

- Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về Phương tiện vận chuyển thực phẩm và hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.


Hệ số phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :
Hệ số phương tiện vận chuyển là một khái niệm còn rất xa lạ với nhiều người, kể cả những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa này để có thêm những kiến thức hay và cần thiết cho mình.

Bạn biết gì về phương tiện vận chuyển

Để đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, hàng hóa cần được lưu thông từ nơi này sang nơi khác hoặc từ vùng này sang vùng khác. Chính vì vậy, phương tiện vận chuyển là yếu tố không thể thiếu trong vận tải và kinh tế. Mỗi loại hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau và phù hợp nhất.
Chúng ta có thể chuyển hàng hóa bằng mọi loại phương tiện sao cho thích hợp nhất với tuyến đường, khoảng cách địa lý và loại hàng. Một số phương tiện vận chuyển phổ biến hàng đầu hiện nay đó là: xe máy, ô tô, tàu thuyền, máy bay…
Có thể chia các phương thức vận chuyển thành 5 loại chính đó là: đường bộ, đường sắt, đường ống, đường thủy, đường hàng không. Mỗi phương thức cũng có thể chia nhỏ thành nhiều hình thức khác nhau: ví dụ vận tải biển sẽ bao gồm vận tải gồm vận tải container, hàng rời, hàng lỏng… Các phương thức vận tải cũng có thể được kết hợp với nhau một cách đồng bộ tạo thành vận tải đa phương thức.
Vận chuyển hàng hóa cũng được xem là một dịch vụ trong kinh doanh. Người chủ hàng sẽ thuê các dịch vụ vận tải để giao hàng đến người nhận an toàn.

Tìm hiểu về hệ số phương tiện vận chuyển



Các mức cước phí có liên quan đến phương tiện vận chuyển thường được hiểu chúng là hệ số phương tiện vận chuyển. 

Tùy vào loại phương tiện vận chuyển mà mức biểu cước phí sẽ được quy định riêng theo quy định của nhà nước. Tùy vào loại hàng hóa, số lượng hàng, quy cách và khoảng cách chuyển hàng bao nhiêu mà đơn vị cần thuê phương tiện vận chuyển và chủ phương tiện sẽ có những giao kèo và các thương lượng về giá cả khác nhau. Khi hai bên đã đồng ý với số tiền cuối cùng thì sẽ có hợp đồng vận tải với các điều khoản rõ ràng để hai bên cùng kí kết. Hợp đồng vận tải chính là có tính pháp lý để giải quyết mọi vấn đề khi có tranh chấp giữa hai bên.

Để xác định cước vận chuyển hàng hoá thanh toán từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.thì cần phải dựa vào biểu giá cước được đưa ra bởi Chính phủ Việt Nam. Nếu vận chuyển hàng bằng ô tô thì áp dụng theo bảng cước vận tải ô tô được đưa ra trong  Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001.Các loại hàng có bậc khác nhau sẽ được tính với số tiền vận chuyển khác nhau.

Hàng bậc 1 thường bao gồm các loại nguyên liệu như: cát, sỏi, đất, đá xay, gạch các loại

Hàng bậc 2  Được tính bằng 1,10 lần cước hàng bậc 1: gồm lương thực đóng bao, các loại bán thành phẩm từ gỗ (tủ, giường, bàn, ghế…), bán thành phẩm kim loại (dây, cuộn, ống, dầm, tấm lá)…

 Hàng bậc 3: được tính bằng 1,30 lần cước hàng bậc 1 bao gồm: xi măng, vôi, thuốc trừ sâu, xăng dầu, sách, báo, giấy viết, các loại vật tư máy móc…

Hàng bậc 4: Được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1.bao gồm các mặt hàng tinh vi, kính các loại, thuốc chữa bênh, bùn, phân…

Mức cước phí vận chuyển có thể được tăng hoặc giảm tùy vào quy định  riêng biệt ở mỗi địa phương khác nhau.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về Hệ số phương tiện vận chuyển và không còn thắc mắc về vấn đề này nữa

Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :

Quảng cáo là hình thức truyền thông giúp hình ảnh của thân hiệu đến gần hơn với người dùng. Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới nhưng tại nước ta hình thức này vẫn còn nhiều hạn chế và phải tuân theo các quy định của nhà nước.

Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển

Quảng cáo là hình thức các doanh nghiệp sử dụng một hình thức nào đó để quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình đến với công chúng. Quảng cáo sẽ giúp tác động đến thói quen mua sắm và hành vi của người tiêu dùng và thuyết phục họ tin tưởng và sử dụng sản phẩm của mình.
Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển là phương tiện quảng cáo đã được ra đời từ lâu. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ sơn hoặc dán hình, sản phẩm, áp phích của mình lên thành xe, việc các phương tiện di chuyển trên nhiều trên các tuyến đường sẽ giúp số lượng bhygngười nhìn thấy quảng cáo trên tăng lên đều qua mỗi ngày. Xe buýt thường là phương tiện được chọn nhiều nhất vì đây là phương tiện công cộng, có diện tích thân xe lớn và lượng khách đi xe rất nhiều trong mỗi ngày nên thường đem lại hiệu quả cao hơn các loại phương tiện khác.
Lượng xe buýt đông, số lượng hùng hậu ở các thành phố lớn ở nước ta được xem là một lợi thế cho việc khai thác quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, khá nhiều thành phố vẫn chưa thông qua và chưa đồng ý về Việt Nay, chẳng hạn  TP Hồ Chí Minh, thành phố cấm quảng cáo trên các phương tiện vận tải, vận chuyển hành khách công cộng .

Lý do chính khiến việc Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển chưa được thông qua do những nguyên nhân chính đó là nhiều thành phố lo ngại các hình ảnh phản cảm, sợ người đi đường chú ý vào áp phích nên mất tập trung và nhiều vấn đề khác về an toàn giao thông.

Việc Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển phải tuân thủ theo những quy định nào?

Để quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển các doanh nghiêp phải tuân thủ theo các quy định do nhà nước ta đề ra. Theo đó Điều 32 Luật quảng cáo 2012 quy định:
- Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về giao thông.
- Áp phích hoặc các tấm biển quảng cáo không được in hình sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông.
- Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ phương tiện giao thông hoặc của chủ thể khác trên phương tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông. Điều này nhằm giúp các cơ quan nhà nước có thể thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát các phương tiện tham gia giao thông khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Để được quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp phải gửi thông báo sản phẩm quảng cáo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước 15 ngày. Trong thời hạn 5 ngày nếu đơn vị này không có ý kiến thì  cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo, nếu địa phương không đồng ý sẽ có trả lời kèm theo văn bản nêu rõ lý do.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển và có thêm những thông tin bổ ích cho mình.

Khái niệm phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :

“Phương tiện vận chuyển” là cụm từ thường được nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày và khá quan trọng trong lĩnh vực vận tải. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Khái niệm phương tiện vận chuyển và có thêm những kiến thức bổ ích cho mình.

Khái niệm phương tiện vận chuyển

Hằng ngày, con người cần phải di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác, các loại hàng hóa cũng vậy, chúng cần phải được vận chuyển từ nơi sản xuất để phân phối cho những người có nhu cầu nhằm đảm bảo sự lưu thông hàng hóa được ổn định. Để đảm bảo cho việc này, các phương tiện vận chuyển đã được ra đời. Chính vì vậy, có thể hiểu một cách nôm na, phương tiện vận chuyển chính là các loại hình giúp con người có thể chuyển hàng hóa một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất.

Việc vận chuyển hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người và sự phát triển của đất nước. Nếu ví dụ nền kinh tế là một cơ thể sống thì hệ thống giao thông sẽ đóng vai trò là các huyết mạch, còn phương tiện vận chuyển hàng sẽ là chất dinh dưỡng để đảm bảo sự sống cho toàn bộ cơ thể.


Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và ngành giao thông vận tải, các loại phương tiện cũng dần thay đổi và được nâng cấp hơn theo thời gian. Nhờ đó tốc độ chuyển hàng cũng nhanh hơn nhưng chi phí lại rẻ hơn rất nhiều so với trước đây. Việc giao thương, trao đổi hàng hóa giữa vùng này với vùng khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác cũng ngày càng được cải thiện và mở rộng hơn.


Các phương thức vận chuyển thường được chia làm 5 loại chính đó là:


- Đường bộ

- Đường sắt

- Đường ống

- Đường thủy

- Đường hàng không



Có các phương tiện vận chuyển chủ yếu nào?

Các phương tiện có thể di chuyển và có thể chuyên chở đều được xem là phương tiện vận chuyển như: xe máy, ô tô, máy bay, tàu hỏa, tàu biển… Tuy nhiên, việc lựa chọn phương tiện nào để chuyên chở hàng hóa còn phụ thuộc vào loại hàng, mặt hàng, số lượng, quy cách đóng hàng và đặc biệt là địa hình. Chẳng hạn, việc chuyển hàng sang nước ngoài thường chủ yếu bằng máy bay hoặc các loại tàu biển lớn. Xe máy, ô tô, xe tải, xe container là những lựa chọn thích hợp nhất để chuyển hàng nội thành hay chuyển hàng đến các tỉnh thành ở gần nhau. Nếu chuyển đến các tỉnh thành xa thì nên chọn máy bay hoặc tàu hỏa để rút ngắn thời gian nhận hàng.

Trong hoạt động vận tải, các đơn vị sở hữu nhiều phương tiện vận chuyển thường thành lập các công ty chuyên làm dịch vụ vận chuyển. Những đơn vị này sẽ được các doanh nghiệp, cá nhân thuê để chuyển hàng hóa nhằm phục vụ hoạt động mua bán, kinh doanh của mình. Giữa hai bên sẽ có sự thống nhất với nhau về nhiều mặt và quan trọng là giá cả được quy định rõ trong hợp đồng vận chuyển. 

Nếu đang có ý định chuyển hàng, giao hàng hóa nội thành hoặc trên toàn quốc nhưng chưa biết đâu mới là đơn vị uy tín, chất lượng thì Proship.vn chính là lựa chọn thích hợp cho quý khách. Chúng tôi là một trong những đơn vị giao hàng nhanh hàng đầu với nhiều loại phương tiện vận chuyển đa dạng và đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình.

Proship sẽ giúp hàng hóa của bạn được chuyển đến người nhận một cách an toàn trong khoảng thời gian nhanh nhất. Chúng tôi cũng có mức cước phí rẻ và nhiều cước phí ưu đãi cho khách trong các dịp đặc biệt.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu về Khái niệm phương tiện vận chuyển và có thể lựa chọn dịch vụ tốt nhất cho mình để chuyển hàng hóa thuận lợi hơn.

Quy trình quản lý phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và việc lưu thông hàng hóa được diễn ra thuận lợi việc quản lý các phương tiện vận chuyển là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về Quy trình quản lý phương tiện vận chuyển ở nước ta hiện nay.

Quy trình quản lý phương tiện vận chuyển

Phương tiện vận chuyển là các loại xe, tàu, máy bay… được dùng để chuyên chở hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Mỗi loại hàng hóa sẽ có một phương tiện vận chuyển riêng phù hợp tùy vào quy cách, loại hàng, khoảng cách và hành trình đường đi.
Mỗi loại phương tiện vận chuyển ở mỗi đơn vị vận tải sẽ có một quy trình quản lý riêng nhưng đều chung mục đích là góp phần giúp chuyến hàng được an toàn không gặp bất kì trục trặc nào trong quá trình di chuyển.

Quy trình quản lý phương tiện vận chuyển thường được tổ chức khép kín và có những quy định rõ ràng trong từng bước từ lúc chuẩn bị vận hành, lúc di chuyển và sau khi kết thúc chuyến đi. Tài xế và những cá nhân có liên quan khác phải có trách nhiệm thực hiện, thi hành và thực hiện mọi hoạt động đúng với quy trình đã đưa ra. Việc này phải được giám sát chặt chẽ để tránh các hành động lách luật, cố tình làm sai quy định, tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Quy trình quản lý phương tiện vận chuyển sẽ giúp tối ưu việc sử dụng các phương tiện để chuyển hàng, giảm vốn đầu tư không cần thiết, giúp giảm bớt chi phí vận chuyển, đồng thời giúp tạo ra uy tín cho đơn vị vận tải.


Quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển

Để vận hành an toàn, phương tiện vận chuyển phải đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật đặt ra mới được có cơ hội chuyển hàng, chẳng hạn các loại xe phải có thùng xe, có phủ bạt để che nắng, bụi cho hàng hóa. Đối với các loại hàng có đặc điểm riêng biệt như thực phẩm tươi sống, hoa quả, xe phải có thùng lạnh, có điều kiện nhiệt độ phù hợp để chúng không bị hư hỏng.

Mỗi xe điều phải được trang bị đầy đủ các thiết bị cứu hộ như: còi xe, búa bảo hộ, bình CO2 để chữa cháy… 

Trước khi xuất phát xe phải được kiểm tra hệ thống máy móc, hệ thống phanh, thùng xe phải được gia cố chắc chắn… để đảm bảo không xảy ra bất kì sự cố nào trong quá trình chuyển hàng hóa. Các phương tiện vận chuyển phải được đưa đi kiểm tra định kỳ mỗi năm. Các loại xe đã vượt quá ngạch bảo trì và sửa chữa thì không được đưa vào hoạt động. Không được sử dụng phương tiện, thiết bị vào những công việc khác tính năng quy định và không hoạt động quá tải cho phép ứng với từng loại phương tiện, thiết bị. Không được tự ý cải tiến các phụ tùng hoặc cơ cấu trang bị trên phương tiện, thiết bị vì việc này có thể rất nguy hiểm nếu người làm không chuyên, không có tay nghề cao.

Trong quá trình chuyển hàng xe phải đi đúng tuyến đường đã vạch ra vận chuyển hàng hóa đến nơi an toàn, đúng thời gian. Khi di chuyển trên đường phải cam kết chấp hành đúng luật giao thông và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Sau khi dỡ bỏ hàng hóa, cần phải vệ sinh lại thùng xe, lái xe đến địa điểm tập kết. Người vận hành sẽ có trách nhiệm báo lại bộ phận bảo quản về tình trạng xe khi vận hành.

Mong rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin đầy bổ ích về Quy trình quản lý phương tiện vận chuyển và không còn băn khoăn nữa.