Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Lựa chọn phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :
Ngày nay, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng lên khá cao, các loại phương tiện vận chuyển cũng được cải tiến và đa dạng hơn. Do đó, Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp luôn là yếu tố quan trọng mà các cá nhân, cơ sở kinh doanh luôn cân nhắc trước khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa. Sau đây là một số thông tin bổ ích về vấn đề này mà bạn có thể tham khảo.

Lựa chọn phương tiện vận chuyển

Việc luân chuyển hàng hóa đi từ điểm sản xuất đến các vùng miền khác nhau để cung ứng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng được xem là việc không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt trong những dịp lễ, tết, giáng sinh… nhu cầu của người dùng ngày càng tăng cao nên việc thiếu hụt phương tiện vận chuyển là điều thường rất dễ xảy ra.

Với sự đầu tư cơ sở hạ tầng, đường sá nên chi phí vận chuyển ngày càng rẻ hơn nhiều so với trước đây. Tùy theo loại hàng hóa, số lượng, đặc điểm tuyến đường mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu chuyển hàng sẽ lựa chọn các dịch vụ vận tải hàng hóa khác nhau.

Các phương tiện vận chuyển thường được lựa chọn nhiều nhất đó là tàu hỏa và các phương tiện vận chuyển bằng đường bộ như xe tải, container..

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có rất nhiều sự lựa chọn khác đó là vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với tàu thuyền hoặc đường hàng không với máy bay. Tuy nhiên, hạn chế của các loại hình này đó là mức giá thường rất đắt đỏ nên chỉ những ai muốn chuyển hàng với số lượng ít, trong thời gian ngắn mới sử dụng. Nhưng bù lại, bạn sẽ không sợ phải đối mặt với các rủi ro như thời gian chuyển hàng chậm, hàng dễ bị hư hỏng, thất lạc….


Với các đơn vị đang muốn chuyển hàng Bắc Nam thì nên chọn cho mình con đường và phương tiện an toàn nhất, nên tránh việc vì tiết kiệm mà khiến các sản phẩm bị hư hỏng do quãng đường xa, thời gian hàng đến chậm trễ gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Một số cơ sở để lựa chọn phương tiện vận chuyển

Trước khi quyết định nên lựa chọn phương tiện vận chuyển nào, bạn nên dựa trên một số cơ sở sau đây:

- Đối tượng vận chuyển: Chính là loại hàng mà bạn đang muốn chuyển đi, thông thường hàng hóa sẽ được phân thành các loại như: hàng khô, hàng lỏng, hàng đóng gói, hàng rời, hàng bách hóa, hàng có khối lượng lớn… việc xác định được loại hàng hóa sẽ giúp bạn ước lượng được mức cước phí, công cụ vận chuyển và phương tiện xếp dở

- Thời gian vận chuyển: tùy vào khoảng thời gian vận chuyển mong muốn mà sẽ có loại phương tiện thích hợp, thời gian giao hàng sẽ bắt đầu được tính từ lúc xếp hàng đến lúc hàng được dở xuống và giao cho người nhận. Bạn có thể rút ngắn thời gian giao hàng bằng cách chọn những phương tiện giá cao như máy bay, tàu biển…

- Chi phí vận chuyển: tính được chi phí vận chuyển là yếu tố quan trọng rong quá trình lựa chọn phương thức vận chuyển. Chi phí thường bao gồm: phí vận chuyển, phí bốc xếp và nhiều mức cước khác

- Mức độ sẵn có của phương thức vận chuyển: yếu tố nào phụ thuộc nhiều vào đặc điểm khu vực địa lý nơi giao hàng và đặc điểm thời vụ (ví dụ thời gian giao hàng có phải là mùa cao điểm hay không?)
- Điều kiện giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng

Mong rằng bài viết trên đã mang đến những kinh nghiệm khá hay ho cho bạn về việc lựa chọn phương tiện vận chuyển để có thể áp dụng thành công vào việc kinh doanh của mình

Các loại phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :


Hiện nay, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, quan hệ làm ăn giao thương giữa các vùng miền và giữa quốc gia này với quốc gia khác ngày càng tăng cao. Chính vì vậy ngày càng có nhiều các loại phương tiện vận chuyển ra đời để đáp ứng nhu cầu trên. Nếu chưa biết rõ về ưu, nhược điểm của từng loại thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích và vô cùng cần thiết.


Các loại phương tiện vận chuyển

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân, nhà nước ta đã không ngừng đầu tư, nâng cao hệ thống đường sá và cải tiến các loại phương tiện vận chuyển để giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển hàng và giảm chi phí. Theo phân chia, hiện nay có 5 loại vận tải hàng hóa chính đó là: đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường ống.


Mỗi loại hình vận tải sẽ bao gồm các phương tiện vận chuyển khác nhau sao cho thích hợp nhất với địa hình và đem lại nhiều lợi ích nhất.

Các loại phương tiện vận chuyển trên đường bộ thường là: xe máy, xe tải, xe container… Vận chuyển hàng với các phương tiện này sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí hơn tuy nhiên nếu vận chuyển đường dài, đặc biệt là chuyển hàng Bắc Nam thì sẽ có thêm nhiều khoản phí phát sinh khác như: phí bảo trì đường sá, phí bảo dưỡng, sửa chữa, trông coi hàng hóa…. Một số hạn chế thường gặp nếu vận chuyển hàng bằng đường bộ đó là: không thể chuyển hàng với số lượng lớn, dễ gặp sự cố trong quá trình chuyển hàng như tai nạn, hỏng xe…





Tàu hỏa là phương tiện vận chuyển đường sắt duy nhất tại nước ta. Chuyển hàng bằng tàu hỏa thường khá an toàn, chi phí thấp, thời gian nhanh nhưng thời gian thường không linh hoạt, hơn nữa tàu thường chỉ chạy trên một tuyến đường cố định nên sẽ phải thêm một lần vận chuyển nữa mới đưa được hàng hóa đến đích. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ phải đóng nhiều khoản phí như: chi phí quản lý, hấu khao thiết bị nhà ga, khấu hao đường sá…

Tàu, thuyền, sà lan và các dạng tàu thuyền khác được sử dụng cho việc vận tải hàng hóa bằng đường thủy. Nếu muốn chuyển hàng với khối lượng lớn hoặc chuyển hàng sang các quốc gia khác thì đây chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Vận chuyển hàng bằng đường thủy thường tốn nhiều thời gian hơn các hình thức khác vì phải phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết. Nhưng các loại tàu thường có hành trình di chuyển cụ thể, ít xảy ra va chạm nên hàng hóa sẽ được đảm bảo an toàn hơn, khả năng va chạm gây vỡ hàng hóa thường là rất thấp hoặc không có.

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không với phương tiện chính là máy bay là loại hình ít được sử dụng nhất hiện nay vì mức cước phí quá cao, quá đắt đỏ so với các loại hình vận chuyển khác. Hơn nữa, khi chuyển hàng bằng máy bay khối lượng hàng thường bị giới hạn và phải được kiểm kê rất kĩ. Máy bay cũng không đưa hàng hóa về tới đích cuối cùng phải thông qua các loại hình vận chuyển khác. Ngoài ra, các thủ tục thuế quan, giấy tờ rắc rối cũng là nguyên nhân khiến loại hình này ít được ưa chuộng.

Trước khi quyết định vận chuyển hàng hóa, bạn nên có sự cân nhắc kĩ lưỡng để chọn được các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa phù hợp nhất để giúp giảm chi phí và đảm bảo hàng hóa được lưu thông an toàn.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về Các loại phương tiện vận chuyển và không còn thắc mắc nữa

Phương tiện vận chuyển là gì

Không có nhận xét nào :
Chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác là một trong những hoạt động trọng yếu giúp đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Phương tiện vận chuyển là mắt xích quan trọng trong chuỗi vận tải, chuyển người và hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được Phương tiện vận chuyển là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời tốt nhất và không còn băn khoăn về vấn đề này nữa.

Phương tiện vận chuyển là gì?
Vận tải là một trong những ngành không thể thiếu góp phần vào quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa. Nhờ có các dịch vụ vận tải mà các loại hàng hóa của các cá nhân, doanh nghiệp có thể chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nói một cách khác vận tải là nhân tố hàng đầu giúp đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và mô hình kinh doanh hiện đại.

Để đảm bảo hoạt động của ngành vận tải thì không thể không nhắc đến các phương tiện vận tải như: ô tô, xe tải, tàu hỏa, tàu thuyền, máy bay… Hiểu một cách đơn giản phương tiện vận chuyển chính là các phương tiện chuyên dùng trong ngành vận tải để giúp chuyên chở con người và hàng hóa đến những vùng khác nhau.

Các phương tiện vận chuyển thường được chia làm nhiều loại khác nhau như:

- Phương tiện vận chuyển đường bộ: xe máy, ô tô, xe tải, xe container… Ưu điểm của các phương tiện này là có tính cơ động cao, giá thành thấp.

- Phương tiện vận chuyển đường sắt: tàu hỏa, giá thành thấp. Tuy nhiên, tàu hòa chỉ có thể di chuyển trên một quãng đường nhất định, do đó bạn phải thuê thêm các phương tiện khác thì mới có thể chuyển hàng đến đúng điểm cần

- Phương tiện vận chuyển hàng không: máy bay. Thời gian vận chuyển nhanh, đặc biệt là chuyển hàng quốc tế nhưng giá lại khá đắt đỏ và không thể chuyển nhiều loại hàng hóa với số lượng lớn.

- Phương tiện vận chuyển đường thủy: tàu, thuyền, sà lan… có thể vận chuyển hàng với số lượng lớn, ít va chạm nên hàng hóa được đảm bảo an toàn. Nhưng thời gian vận chuyển lâu và hay phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.



Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thế nào cho phù hợp?

Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp chính là giải pháp thông minh nhất giúp hàng hóa được chuyển đi an toàn mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Tùy theo loại hàng hóa, số lượng, đặc điểm ngành hàng mà phải chọn phương tiện thích hợp. Ví dụ: để chuyển các loại hàng tươi sống như hải sản, rau quả… thì phải chọn các loại xe có thùng trữ lạnh với nhiệt độ thấp để hàng hóa không bị hư. Xăng phải chở bằng xe chở xăng chuyên dụng…

Địa hình cũng là yếu tố quan trọng quyết định phương tiện vận chuyển. Nếu phải di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau thì không thể chọn một loại phương tiện xuyên suốt mà phải có sự kết hợp nhiều loại phương tiện với nhau. 

Nếu muốn chuyển hàng nội thành thì xe máy, ô tô, tàu thuyền… là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, nếu chuyển hàng ra nước ngoài hoặc từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác thì tàu thuyền, máy bay… sẽ giúp đảm bảo hàng hóa được an toàn, rút ngắn thời gian và không làm chậm trễ công việc kinh doanh của mình. 

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi Phương tiện vận chuyển là gì? và không còn thắc mắc nữa. Dù có lựa chọn phương tiện nào thì cũng phải đảm bảo đúng tiêu chí “đi đến nơi, về đến chốn” và hàng hóa nguyên kiện, nguyên hộp, không bị hư hỏng, tháo seal hay tách rời.

Mẫu hợp đồng cho thuê phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :

Trong hoạt động cung ứng phương tiện vận chuyển thì việc soạn thảo và kí kết hợp đồng cho thuê phương tiện vận chuyển là một trong các thủ tục khá quan trọng và không thể bỏ qua. Nếu chưa có kinh nghiệm về việc lập hợp đồng, soạn các thỏa thuận thì bạn có thể tham khảo Mẫu hợp đồng cho thuê phương tiện vận chuyển trong bài viết dưới đây.

Mẫu hợp đồng cho thuê phương tiện vận chuyển

Hợp đồng cho thuê phương tiện vận chuyển (hay còn gọi là hợp đồng vận chuyển hàng hóa) chính là bảng cam kết rõ ràng các thỏa thuận giữa bên cần chuyển hàng hóa và công ty dịch vụ cho thuê phương tiện vận chuyển. Tùy theo phương tiện vận chuyển mà sẽ có các hợp đồng vận chuyển khác nhau.  Tùy theo loại hàng, loại phương tiện, thời gian giao hàng mà có thể chia thành nhiều Mẫu hợp đồng cho thuê phương tiện vận chuyển khác nhau, chẳng hạn như:

- Hợp đồng vận chuyển hàng theo chuyến

- Hợp đồng thuê xe vận chuyển theo tháng

- Hợp đồng vận chuyển hàng nguyên tắc

- Hợp đồng thuê xe vận chuyển theo chuyến




Dưới đây là mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bạn có thể tham khảo:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
Số: [SO HD]/HĐVCHH
- Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16-01-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. 
- Căn cứ [TEN CAC VAN BAN PHAP QUY VE VAN TAI HANG HOA CUA NGANH HOAC ĐIA PHUONG NEU CO). 
- Căn cứ vào sự thỏa thuận của hai bên. 
Hôm nay, ngày [NGAY THANG NAM] tại [ĐIA ĐIEM KY KET]. 
Chúng tôi gồm có:
Bên A: Chủ hàng
- Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp):...........................................................................................................
- Địa chỉ: ................................................................................................................................................
- Điện thoại:............................................................................................................................................
- Tài khoản số:............................................Mở tại ngân hàng:..................................................................
- Đại diện là Ông (Bà):...............................................................Chức vụ:..................................................
- Giấy ủy quyền số:...............................................................(nếu có).
Viết ngày...............................Do.................................................chức vụ:................................ ký (nếu có).
Bên B: Bên chủ phương tiện
- Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp):...........................................................................................................
- Địa chỉ: ................................................................................................................................................
- Điện thoại:............................................................................................................................................
- Tài khoản số:............................................Mở tại ngân hàng:..................................................................
- Đại diện là Ông (Bà):...............................................................Chức vụ:..................................................
- Giấy ủy quyền số:...............................................................(nếu có).
Viết ngày...............................Do.................................................chức vụ:................................ ký (nếu có).
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Hàng hóa vận chuyển
1. Tên hàng: Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau:
[TEN HANG HOA]
2. Tính chất hàng hóa:
Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A những loại hàng sau được an toàn: - [SO LOAI HANG] hàng cần giữ tươi sống: [TEN HANG]
- [SO LOAI HANG] hàng cần bảo quản không để biến chất [TEN HANG]
- [SO LOAI HANG] hàng nguy hiểm cần che đậy hoặc để riêng [TEN HANG]
- [SO LOAI HANG] hàng dễ vỡ [TEN HANG]
- [SO SUC VAT] súc vật cần giữ sống bình thường [TEN SUC VAT]
3. Đơn vị tính đơn giá cước (phải quy đổi theo quy định của Nhà nước, chỉ được tự thỏa thuận nếu Nhà nước chưa có quy định)
Điều 2: Địa điểm nhận hàng và giao hàng
1/ Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại (kho hàng) số nhà..............[DIA CHI GIAO] do bên A giao.
(Chú ý: Địa điểm nhận hàng phải là nơi mà phương tiện vận tải có thể vào ra thuận tiện, an toàn).luật sư Thuật – www.luatsudongnama.com
2/ Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm [DIA CHI GIAO] (có thể ghi địa điểm mà người mua hàng bên A sẽ nhận hàng thay cho bên A).
Điều 3: Định lịch thời gian giao nhận hàng
Điều 4: Phương tiện vận tải
1/ Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện [TEN PHUONG TIEN] (xe tải, tàu thủy, máy bay v.v…).
Phải có những khả năng cần thiết như:
- Tốc độ phải đạt [SO Km/h] km/ giờ.
- Có máy che [CHAT LIEU MAI CHE];
- Số lượng phương tiện là: [SO PHUONG TIEN]
2/ Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải trong thời gian là: [SO NGAY THANG NAM]
3/ Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.luật sư Thuật – www.luatsudongnama.com
4/ Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng chi phí vệ sinh phương tiện vận tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là [SO TIEN] đồng.
5/ Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau: [số phút] phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về (từ 30 phút đến 60 phút có thể đòi về) và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau 30 phút có quyền nhờ ủy ban nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến rồi cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán chi phí như trên.
6/ Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng loại hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng đó, có quyền bắt bên A phải chịu phạt [số tháng] [số %] giá trị tổng cước phí (tương đương trường hợp đơn phương đình chỉ hợp đồng).
7/ Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là: [số tiền] đồng/ giờ.
Điều 5: Về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa
1/ Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận) trước .....giờ so với thời điểm giao hàng.
2/ Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.
3/ Bên A phải làm vận đơn cho từng chuyến giao hàng ghi rõ tên hàng và số lượng (phải viết rõ ràng, không tẩy xóa, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồng...Trường hợp cần sửa chữa, xóa bỏ... Phải có ký chứng thực). Bên A phải có trách nhiệm về những điều mình ghi vào vận đơn giao cho bên B.
4/ Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác cần thiết để các cơ quan chuyên trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như:
- Giấy phép lưu thông loại hàng hóa đặc biệt.
- Biên bản các khoản thuế đã đóng.
- [các giấy tờ khác nếu có]
Nếu không có đủ các giấy tờ khác cần thiết cho việc vận chuyển loại hàng hóa đó thì phải chịu trách nhiệm do hậu quả để thiếu như trên: Phải chịu phạt chờ đợi là [số tiền] đồng/ giờ, hàng để lâu có thể bị hư hỏng, trường hợp hàng bị tịch thu vẫn phải trả đủ tiền cước đã thỏa thuận.
5/ Trường hợp xin vận chuyển đột xuất hàng hóa. Bên B chỉ nhận chở nếu có khả năng. Trường hợp này bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng [SO %] giá cước vận chuyển, ngoài ra còn phải chi phí các khoản phí tổn khác cho bên B kể cả tiền phạt do điều động phương tiện vận tải đột xuất làm lỡ các hợp đồng đã ký với chủ hàng khác (nếu có). Trừ các trường hợp bên A có giấy điều động phương tiện vận chuyển hàng khẩn cấp theo lệnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải trở lên thì không phải nộp các khoản tiền bồi thường các chi phí tổn đó.
Điều 6: Phương thức giao nhận hàng
1/ Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:
Lưu ý: Tùy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thỏa thuận giao nhận theo một trong các phương thức sau:
- Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.
- Theo trọng lượng, thể tích.
- Theo nguyên hầm hay container.
- Theo ngấn nước của phương tiện vận tải thủy.
2/ Bên A đề nghị bên B giao hàng theo phương thức [PHUONG THUC].
Điều 7: Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa
1/ Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa
Chú ý:
- Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do chủ hàng (bên A) chịu.
- Trong trường hợp chủ hàng phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.
2/ Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là [số giờ] giờ.
Lưu ý: Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ và ngày chủ nhật bên A phải báo trước cho bên B 24 giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là [SO TIEN] đồng/giờ (tấn).
3/ Mức thưởng phạt
- Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên sẽ thưởng cho bên Số tiền là [số tiền] đồng/giờ.
- Xếp dỡ chậm bị phạt là: [số tiền] đồng/ giờ.
- Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá trị thị trường tự do tại địa điểm bốc xếp.
Điều 8: Giải quyết hao hụt hàng hóa
1/ Nếu hao hụt theo quy định dưới mức [số %] tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không hai bên tự thỏa thuận).
2/ Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).
3/ Mọi sự kiện mất hàng bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong khi giao hàng, nếu đúng thì bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong nếu bên A báo mất mát, hư hỏng bên B không chịu trách nhiệm bồi thường.

Mong rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn một mẫu hợp đồng cho thuê phương tiện vận chuyển thật đầy đủ các điều khoản để có thể áp dụng vào công việc kinh doanh của mình.

Hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :

Nếu như các hình thức kinh doanh buôn bán cần có hợp đồng để thể hiện rõ những thỏa thuận, cam kết giữa hai bên thì việc vận chuyển hàng hóa cũng vậy. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn về Hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển để bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề có liên quan và dễ xử lý các sự cố khi sử dụng dịch vụ vận tải.

Hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển là gì?

Hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển (hay còn gọi là hợp đồng vận chuyển hàng hóa) là một bảng kí kết trên giấy cung cấp dịch vụ cho thuê phương tiện để chuyển hàng hóa hoặc con người đi từ một nơi này đến một nơi khác. Hợp đồng này chính là sự thỏa thuận giữa cá nhân, đơn vị cần thuê phương tiện và công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển. Đây chính là bằng chứng rõ nhất để pháp luật phân xử nếu xảy ra sự tranh chấp hay khiếu khiên giữa hai bên. Bên cho thuê phương tiện vận chuyển phải đảm bảo hàng hóa được chuyển đến điểm tập kết an toàn còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Thông thường trên hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển sẽ có những nội dung chính như sau:

- Thông tin bên vận chuyển: tên, địa chỉ, fax, mã số thuế, số tài khoản, số điện thoại liên lạc…

- Thông tin bên vận chuyển: tên, địa chỉ, điện thoại, fax, mã số thuế, số tài khoản…

- Địa điểm nhận hàng

- Các mức bảo hiểm hàng hóa cần đóng

- Phương thức giao nhận, xếp dở hàng hóa

- Quyền và nghĩa vụ giữa bên A và bên B

- Các biện pháp giám sát để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng

- Giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa: vé, vận đơn

- Những giải quyết khi hàng hóa bị hao hụt, mất mát

- Thời gian có hiệu lực của hợp đồng

- Chữ kí, đóng dấu giữa hai bên

Trách nhiệm và quyền lợi của các bên sau khi kí kết Hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển
Hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển phải được kí kết sau khi hai bên đã hoàn toàn thống nhất và đồng ý với các điều khoản trên (không nhất thiết phải lập thành văn bản). Sau khí hợp đồng được kí kết giữa hai bên thì mỗi đơn vị, công ty sẽ có những trách nhiệm và lợi ích như sau:

- Bên cho thuê phương tiện vận chuyển: Phải đảm bảo chuyển hàng an toàn, đến địa điểm nhận đúng lịch trình. Nếu trong quá trình chuyển hàng nếu có xảy ra bất kì sự cố nào như mất hàng, hàng hư hỏng thì đơn vị này phải chịu trách nhiệm đền bù cho người thuê mình. Nếu hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường cho chính xác.

- Bên cho thuê phương tiện vận chuyển sẽ có quyền kiểm tra, kiểm kê số lượng hàng hóa, xác định quyền nhận hàng, có quyền thu tiền rồi mới giao hàng trong trường hợp có thỏa thuận. Ngoài ra, công ty cho thuê phương tiện cũng có thể đề nghị người nhận kiểm tra hàng ngay sau khi vừa giao để tránh những tranh cãi, kiện cáo về sau

- Bên gửi hàng (người thuê dịch vụ): bạn phải có trách nhiệm thanh toán cước phí cho đơn vị vận chuyển. Có quyền yêu cầu người vận chuyển (nếu còn giữ tài liệu vận chuyển): Trả lại hàng hóa cho mình, Thay đổi người nhận hàng.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thể hiểu hơn về Hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển để đảm bảo những quyền lợi của mình khi sử dụng dịch vụ vận tải.

Định nghĩa phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :

Hằng ngày chúng ta thường xuyên sử dụng các phương tiện vận chuyển để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về Định nghĩa phương tiện vận chuyển. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này để không còn băn khoăn, thắc mắc nữa.

Định nghĩa phương tiện vận chuyển

Từ xa xưa, con người đã có nhu cầu chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Ngày nay, với sự phát triển nhanh của xã hội hiện đại và sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới, các phương tiện vận chuyển đã được cải tiến nhiều hơn và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến những trung tâm mua bán, các đại lý nơi tiêu thụ, việc chuyển các nguyên vật liệu sản xuất từ vùng khai thác đến địa điểm sản xuất và tất cả các hoạt động khác trong cuộc sống của chúng ta đều có liên quan đến hoạt động vận chuyển. Hoạt động chuyển hàng bằng phương tiện vận chuyển không chỉ giúp hàng hóa được lưu thông mà còn đảm bảo cho nền kinh tế luôn tồn tại mà không bị kiệt quệ.

Nói một cách đơn giản phương tiện vận chuyển chính là các loại xe, máy bay, tàu thuyền… chuyên làm nhiệm vụ chuyên chở hàng hay con người từ nơi này sang nơi khác. Do đó, tất cả Ccác phương tiện có thể di chuyển và có thể chuyên chở đều được xem là phương tiện vận chuyển. Tùy theo loại địa hình, tùy theo mặt hàng mà sẽ có các phương tiện vận chuyển khác nhau được lựa chọn như:

Đường bộ: phương tiện xe máy, xe tải, container… Chi phí cố định trung bình, chi phí biến đổi trung bình

Đường sắt chỉ có một phương tiện duy nhất là tàu hỏa. Chi phí cố định trung bình, chi phí biến đổi thấp.

Đường hàng không: vận chuyển hàng bằng máy bay. Chi phí cố định thấp, chi phí biến đổi cao

Đường thủy: các loại tàu, thuyền, sà lan… Chi phí cố định trung bình, chi phí biến đổi thấp

Đường ống: Chi phí cố định cao, chi phí biến đổi thấp nhất

Nếu phải vận chuyển hàng hóa trên nhiều tuyến đường hoặc nhiều địa hình khác nhau thì có thể kết hợp nhiều các phương thức vận tải với nhau một cách đồng bộ tạo thành vận tải đa phương thức. 


Dịch vụ vận chuyển là gì?

Nếu bạn là một cá nhân, doanh nghiệp sản xuất nhưng không được trang bị đầy đủ các phương tiện vận chuyển với số lượng lớn thì bạn sẽ cần nhờ đến bên trung gian dịch vụ vận chuyển. Đây là bên chuyên cho thuê các phương tiện và nhận trách nhiệm chuyển hàng từ nơi này đến nơi khác nhằm phục vụ cho mọi hoạt động mua bán hàng hóa trên khắp cả nước hoặc sang nhiều quốc gia khác. 
Đơn vị vận tải sẽ nhận hàng từ người gửi hàng sau đó có trách nhiệm chuyển hàng đến tận tay người nhận. Nếu có bất gì sự cố nào như hàng bị hư hỏng, thất lạc… thì bên công ty dịch vụ vận chuyển phải đền bù thiệt hại cho đối tác. Người gửi hàng sẽ phải thanh toán cước phí cho bên vận tải tùy theo thỏa thuận cước giữa hai bên.

Nếu đang có ý định chuyển hàng nhưng chưa tìm được đơn vị vận chuyển uy tín thì Proship sẽ là lựa chọn thích hợp nhất cho bạn. Chúng tôi chuyên nhận gửi hàng nội thành TP.HCM, Hà Nội và gửi hàng đi khắp các tỉnh thành trên Việt Nam một cách an toàn, trong khoảng thời gian ngắn với mức cước phí tốt nhất cho bạn. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng với những gì mà Proship.vn mang lại.

Mong rằng bài viết trên đã biết được Định nghĩa phương tiện vận chuyển và có thêm những kiến thức cần thiết cho mình.

Hướng dẫn tham quan trên phương tiện vận chuyển

Không có nhận xét nào :
Khi tổ chức một tour du lịch cho khách, việc phải di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác là điều mà bất kì công ty lữ hành nào cũng phải quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc Hướng dẫn tham quan trên phương tiện vận chuyển hiện nay.

Thế nào là hướng dẫn tham quan trên phương tiện vận chuyển?

Khi tham gia vào một chuyến du lịch, ngoài việc xuống xe đến tận nơi để ngắm cảnh, du khách còn có thể quan sát các di tích, các điểm du lịch ngay trên phương tiện vận chuyển.

Để có thể quan nhìn thấy bao quát toàn cảnh, hướng dẫn viên du lịch sẽ phải có trách nhiệm chọn lựa những vị trí khoáng đãng, rộng rãi nhất để khách có thể dễ dàng tham quan, ngắm nhìn các đối tượng một cách khoa học hợp lý nhất. Có thể chọn lựa vị trí trên phương tiện đang di chuyển, trên đường đi bộ và vị trí tại điểm dừng tham quan mà khách đã rời khỏi phương tiện vận chuyển.

 Ở nước ta,  phần lớn các chuyến tham quan du lịch được thực hiện trên mặt đất, do đó các phương tiện vận chuyển đường bộ như xe ô tô, xe khách thường được dùng nhiều nhất để phục vụ các chuyến tham quan. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào loại phương tiện, các điều kiện thời tiết… mà bên đơn vị tổ chức tour phải xác định được điểm quan sát trên phương tiện vận chuyển sao cho thật thuận lợi, chính xác và trong khoảng thời gian ngắn nhất. Khi thực hiện việc để khách tham quan từ trên phương tiện vận chuyển (tàu thủy, ô tô),, hướng dẫn viên và người điều khiển phương tiện cùng các bên có liên quan phải có sự bàn bạc kĩ lưỡng từ trước để thống nhất phương án thực hiện.

Sau khi đã xác định được vị trí, hướng dẫn viên du lịch phải luôn túc trực bên cạnh đoàn để hướng dẫn tầm nhìn cho khách về đối tượng tham quan. Khi khách đã nhìn rõ, nhận thấy rõ và có ấn tượng với đối tượng tham quan, thì hướng dẫn viên sẽ bắt đầu thuyết trình để cung cấp thêm những thông tin hay và bổ ích cho du khách.



Các phương tiện phục vụ tham quan thường gặp?

Để phục vụ việc tham quan trên phương tiện vận chuyển, các công ty du lịch thường chọn những phương tiện sau đây:

- Ô tô: Có thể dễ dàng di chuyển, dễ đón khách, khách có thể trò chuyện, giao lưu với nhau. Có thể thay đổi lịch trình linh động.

- Tàu hỏa: thường tổ chức cho các đoàn tham quan có số lượng đông, khách sẽ ngồi theo từng toa khác nhau nên khó quản lý, tuy nhiên di chuyển bằng tàu hỏa thường an toàn và chi phí rẻ hơn.

- Máy bay: thời gian vận chuyển nhanh, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hành khách nhưng giá cao.

- Tàu thủy: yêu cầu khách có sức khỏe tốt vì dễ say sóng, việc di chuyển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.

Ngoài ra còn có nhiều phương tiện khác như: xích lô, xe đạp, xe máy…

Việc tổ chức tham quan trên phương tiện vận chuyển phải lưu ý những điều gì?

Trước khi tổ chức một chuyến tham quan trên phương tiện vận chuyển, đơn vị, công ty du lịch tổ chức tour phải chuẩn bị đầy đủ mọi yếu tố cần thiết. 

- Cần phải nắm rõ số lượng hành khách là bao nhiêu, sẽ di chuyển đến những địa điểm nào để chọn phương tiện cho phù hợp (xe khách bao nhiêu ghế, tàu có trọng tải chở được nhiêu người) và lên lịch trình thời gian một cách khoa học.

- Cần phải kiểm tra kĩ khâu an toàn trên phương tiện và trang bị các thiết bị bảo hộ cho khách như mũ bảo hiểm, áo phao…

- Nếu di chuyển bằng máy bay hoặc tàu hỏa thì hướng dẫn viên du lịch cần nắm rõ số hiệu chuyến bay, chuyến tàu, giờ đến giờ cất cánh, sân bay, nhà ga điểm đến cụ thể.

- Kiểm tra phương tiện đón đưa khách từ sân bay đến nơi lưu trú. Liên lạc trực tiếp với tài xế về thời gian và địa điểm đón.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về việc Hướng dẫn tham quan trên phương tiện vận chuyển và có thêm những kiến thức bổ ích cho mình.